Nguồn nhà đất giá rẻ
Danh mục
Nguồn nhà đất giá rẻ

Bình Phước sẽ có 2 đường cao tốc thời gian tới?

Ngày đăng: 18/03/2022    

Dự án hai đường cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành và Đắc Nông – Chơn Thành đi qua tỉnh Bình Phước đã được Thủ tướng phê duyệt.

Bình Phước là một tỉnh trong khu vực kinh tế miền Đông Nam Bộ, là cửa ngõ nối miền Nam với Tây Nguyên và có cửa khẩu quốc tế Hoa Lư tiếp giáp nước bạn Campuchia. Hạ tầng giao thông của tỉnh đang được chú trọng đầu tư cho yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội giai đoạn mới.

 

Quy hoạch giao thông của tỉnh có 2 trục lộ chính là QL.13 và QL.14. QL13 đi từ TP.HCM – Bình Dương – Chơn Thành (Bình Phước) – cửa khẩu quốc tế Hoa Lư (tiếp giáp Campuchia). Tháng 9/2021, Thủ tướng đã phê duyệt đoạn cao tốc TP.HCM – Chơn Thành và hiện nay Bình Phước đang cùng TP.HCM và Bình Dương thảo luận về việc xây dựng tuyến cao tốc này.

 

QL.14 chính là cao tốc Đắc Nông – Chơn Thành (là đường Hồ Chí Minh hiện hữu) cũng đã được phê duyệt, đưa Bình Phước thành cửa ngõ miền Đông Nam Bộ kết nối với Tây Nguyên, theo đường Hồ Chí Minh nối về các tỉnh miền Tây Nam Bộ (trục N2).

 

Như vậy, trong thời gian tới sẽ có 2 đoạn cao tốc qua tỉnh Bình Phước nối với các vùng kinh tế Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ và Tây Nguyên.

 

Ngoài ra, Thủ tướng cũng đã phê duyệt 3 tuyến quốc lộ khác sẽ được thực hiện trong thời gian tới là QL.13 B, QL.13 C và QL.50 từ Bình Phước đi Cát Tiên, nối với đường 20 đi Lâm Đồng

 

Về quy hoạch nội tỉnh, Sở cũng tham mưu và được tỉnh thống nhất các tuyến đường kết nối với các tỉnh lân cận như Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai. Tất cả đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.

 

Đối với các tuyến cao tốc, việc đầu tư thuộc Bộ GTVT, tỉnh chỉ tham gia công đoạn giải phóng mặt bằng và làm các phần việc được giao. Còn phía tỉnh thì ưu tiên đầu tư các tuyến TP Đồng Xoài – huyện Đồng Phú – huyện Chơn Thành, đây là khu vực được xác định là tam giác phát triển động lực trong nội tỉnh. Hiện nay, các huyện Đồng Phú, Chơn Thành được hưởng lợi “vết dầu loang” từ phát triển công nghiệp, dịch vụ của Bình Dương nên Bình Phước sẽ ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông ở những vùng giáp ranh này bằng nguồn lực của tỉnh nhà.

 

Có rất nhiều thuận lợi. Hiện tỉnh Bình Phước chỉ có tuyến QL.13 kết nối với TP.HCM là ngắn nhất. Trong khi đó, tỉnh Bình Dương đang có tuyến Mỹ Phước – Tân Vạn (kết nối KCN Bàu Bàng của tỉnh Bình Dương với các cảng hướng TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu). Tuyến này, khi hoàn thành và đưa vào khai thác sẽ giúp Bình Phước có lợi thế vì “ké” được con đường này do KCN Bàu Bàng nằm giáp ranh Bình Phước, hàng hoá có thể qua đường này về TP.HCM hoặc các cảng Thị Vải – Cái Mép (BRVT) nhanh chóng. Hiện nay từ Đồng Xoài (Bình Phước) về TP.HCM mất khoảng 3 giờ nhưng đi theo đường Mỹ Phước – Tân Vạn sẽ giảm một nửa thời gian nhờ rút ngắn được khoảng 60 – 70km.

 

Chắc chắn với con đường mới thuận lợi như vậy, các nhà đầu tư sẽ cởi mở hơn để đến với tỉnh Bình Phước nhờ đoạn đường về các cảng, về sân bay nhanh chóng hơn. Thị trường địa ốc, bất động sản chắc chắn nhờ đó sẽ được hưởng lợi.

 

Hiện nay đường bê tông hoá của giao thông nông thôn tính đến xã, phường, thôn được trên 60%. Còn đường do tỉnh quản lý thì bê tông hoặc nhựa hoá là 100%.

 

Tỉnh có 2 cảng cạn. Một cảng ở KCN Minh Hưng (Chơn Thành, Bình Phước); một cảng ở cửa khẩu Hoa Lư, đã bắt đầu thi công. Ngoài ra, tỉnh đang quy hoạch bổ sung một cảng cạn khác ở KCN Nam Bình Phú – Bắc Bình Phú. Như vậy sẽ có tất cả 3 cảng cạn, đủ đáp ứng nhu cầu kho bãi, logistics cho các ngành công nghiệp, dịch vụ trong thời gian tới.

 

“Ông Nguyễn Tấn Hùng, Tỉnh uỷ viên – Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Phước”

 

——————————————————————

 

Cần mua đất nền, mua đất sào, đất mẫu sổ hồng riêng đường lớn tại Bình Phước vui lòng liên hệ

==> Hotline: 0969.609.833 – 0932.88.29.68 (có zalo)

 

Theo: Báo Giao Thông

- Mẫu 3 liên kết -